1. Trong bối cảnh kênh mua sắm truyền thống bị xáo trộn và “điêu đứng” ngay tâm dịch Covid-19 thì TMĐT lại “sống khoẻ” và hoạt động vượt trội. Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm trên các kênh online cũng nhờ sự tiếp cận của các hình thức marketing. Dưới góc nhìn của anh, marketing đóng vai trò quan trọng như thế nào trên các sàn thương mại điện tử? Và đặc thù của marketing trong TMĐT là gì?
– Đầu tiên thì chúng ta cần hiểu là sàn thương mại điện tử bản chất là 1 kênh bán hàng và nó giống như những kênh bán hàng khác về cơ bản nó sẽ phải cần marketing đi kèm để hỗ trợ trong việc quảng bá và tiếp cận khách hàng để từ đó bán được những đơn hàng ra.
– Bên cạnh đó với những công cụ đã được cung cấp trên sàn thì nó cũng giúp mình giảm được chi phí tiếp cận khách hàng hơn và có thể xây dựng câu chuyện thương hiệu ở đây thông qua việc trang trí gian hàng, trang trí sản phẩm hay đăng dạo hoặc là livestream.
– Đặc thù sự khác biệt của Marketing trên sàn mình nghĩ đó là nó ra tiền ngay, 1 dạng như chi phí để đẩy mạnh bán hàng vậy á, chi tiền cho ra marketing ra nó ra sale liền lập tức, mình nghĩ đây là vì hành trình khách hàng khi mua hàng online rất ngắn chỉ cần 5 phút là chúng ta đi từ giai đoạn tiếp cận – xem xét đến mua hàng rồi.
2. Chiến lược marketing được xem là bộ mặt và cũng là chìa khóa quyết định thành công của mô hình kinh doanh trực tuyến trên sàn thương mại điện tử. Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp không thu lại lợi nhuận từ hoạt động này. Vậy theo anh, lỗ hổng này bắt nguồn từ đâu? Điểm yếu của của các doanh nghiệp khi mới tham gia thị trường Ecommerce là gì?
– Chúng ta bước qua thời kỳ nhận được truy cập free từ các sàn thương mại điện tử rồi, hiện tại là bài toán vay và trả, chúng ta cần đầu tư marketing xây lượng truy cập về sàn từ đó xây số bán hàng, sau đó thì mới tận dụng tốt được lượng truy cập và khách hàng từ sàn được.
– Khi marketing trên sàn không hiệu quả về doanh số thường bắt nguồn từ việc chúng ta đưa tư duy marketing từ social lên sàn, sự khác biệt ở chổ nếu đầu tư mărketigng trên sàn chúng ta nên tập trung cho các đầu tư ra đơn hàng, một vài ví dụ như: chạy CPAS từ social đổ về trang sản phẩm, Booking review về sản phẩm, hya là dùng các công cụ marketing từ sàn cho hợp lý nhất như: voucher, combo quà tặng, freeship thậm chí là các chương trình giảm giá.
– Từ đó thì chúng ta thấy là kinh doanh trên sàn đòi hỏi mọi ngừoi có kiến thức tổng hợp về kinh doanh và marketing sau đó cần hiểu về công cụ thuật toán trên sàn, nếu không hiểu rỏ các vấn đề này thì ngay từ khi lên sản phẩm chúng ta đã có những chiến lược sai cơ bản về giá bán, cầu trúc chi phí bán hàng…
3. Thị trường thương mại điện tử đang sôi động với hàng loạt chương trình giảm giá, “đốt tiền” chạy quảng cáo. Trong chiến dịch marketing, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nên đưa ra chiến lược về giá ra sao để không bị rời vào “vòng xoáy” cạnh tranh này?
Về giá bán mình nghĩ có 2 vấn đề chính:
– Đầu tiên thì giá bán phải tương ứng với giá trị sản phẩm, tức là giá bán phải phù hợp với chất lượng và nhu cầu của thị trường, giá bán này được khách hàng cho là hợp lí để mua hàng dù là chúng ta bắt đầu kinh doanh ở các kênh bán hàng nào.
– Khi kinh doanh trên sàn thì chúng ta cần hiểu rỏ về cơ cấu chi phí để có thể phát triển bán hàng được trên sàn: phí sàn tầm 20-27% bào gồm: 5% phí hoa hồng, 5% freeship, 2% cho phần COD thu hộ, 8-15% cho chi phí hỗ trợ bán hàng như voucher, quà tặng, giảm giá… sau đó thì đến các chi phí vận hành doanh nghiệp, marketing các chi phí khác nếu có rồi đến lợi nhuận doanh nghiệp. nên cần phải rỏ chi phí từ đầu sẽ giúp mình phát triển bán hàng phù hợp hơn.
– Lúc này chúng ta xem lại 2 yếu tố này nếu nó phù hợp với nhau thì vấn đề cạnh tranh về giá sẽ giải quyết được, vì bản chất về giảm giá nó đều là 1 phần trong marketing nếu chúng ta quản lí được nó sẽ mang lại hiệu quả tương xứng.
4. Để thu hút lượng người dùng, các sàn thương mại điện tử như Lazada đã có những chiến dịch Mega Sale lớn. Đây có thể được xem là cách định hình và tạo thói quen mua sắm cho người tiêu dùng hay không? Những seller cần tận dụng Mega Sale như thế nào để tối đa hóa cơ hội về doanh số, conversion rate, traffic,,, cũng như tối thiểu hóa được chi phí tiếp thị?
– Thường thì các kỳ megasale thì lượng truy cập rất cao nó tăng khoảng 20 lần so với bình thuòng khi chỉ trong ngày mega sale mà còn cả trong những ngày teasing trước đó và ngày hậu megasale, nên đây là cơ hội rất tuyệt vời để các thương hiệu tiếp cận người mua và bán hàng cho khách hàng.
– Các sàn thì họ dùng các campaign này để lôi kéo ngừoi mua hàng từ ofline lên online mua sắm, thông qua hoạt động mua sẵn này thì thường khách hàng sẽ tiếp tục mua sắp sau đó, tương khi khách mua lần đầu họ sẽ có những quà tặng như xu hay voucher hay freeship để họ quay lại lần sau đây cũng là cách các sàn lôi kéo và giữu chân ngừoi mua.
– Với sự tiện dụng của việc mua hàng online chỉ cần ngồi 1 chổ mà có thể lựa tất cả các sản phẩm mình cần trên 1 cái điện thoại thì đã tuyệt với thêm những ưu đãi đi kèm thì khách thường ko bỏ qua được.
– Để tận dụng được các kỳ megasale thì việc đầu tiên chúng ta phải tham gia nó cái đã, còn để tối ưu chi phí thì mình cần có 1 plan chi tiết cho việc tham gia này (thườn mình sẽ có các mục tiêu khác nhau khi tham gia: branding, đẩy hàng tồn, kiếm lợi nhuận) từ đó thì mình chi tiết từng phần nhỏ ra: giá khuyến mài là bao nhiêu? Các tài trợ hỗ trợ bán hàng nhưu voucher, freeship, quà tặng là bao nhiêu? Sau đó thì điều chỉnh nó sao phù hợp nhất với mình là tốt nhất vừa có doanh số cao vừa tiết kiệm chi phí và có lợi nhuận tốt.
5. MGM (Member Get Member) hay còn gọi là kênh khách hàng giới thiệu khách hàng đóng vai trò như thế nào trong việc gia tăng lượng khách hàng trung thành trên TMĐT? Doanh nghiệp phải làm gì để xây dựng hình thức tiếp thị này một cách hiệu quả, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi?
– Thật sự nếu ai làm tốt điều này sẽ bán rất tốt trên sàn TMĐT, vì nó vừa mang yếu tố bán thêm sản phẩm mà nó còn chứng minh là thương hiệu mình rất được yêu thích, vì người mua hàng chỉ giới thiệu cho bạn bè khi họ cảm thấy hài lòng về sản phẩm của mình.
– Trên sàn thì khi 1 sản phẩm bán được nhiều thì nó càng sẽ bán được nhiều hơn, ở đây như hiệu ứng hòn tuyết lăn á, cứ càng lăn thì hòn tuyết nó càng bự hơn, trên sàn có công cụ follow gian hàng nếu mọi ngừoi kếo được nhiều fan follow gian hàng càng nhiều thì càng giúp dễ bán được nhiều hàng hơn.
– Để có thể làm việc này hiẹu quả doanh nghiệp cần có 1 chính sách bán hàng trước, ví dụ: tích điểm cho khách hàng theo doanh số khách hàng mua, chính sách giảm giá cho khách hàng thậm chí là ngừoi được giới thiệu mới.
– Từ đó thì tương tác gởi thông tin cho khách hàng, có thể dùng công cụ chat nhắn tin hàng loạt cho khách hàng trên sàn, nhắn tin SMS hay gọi điện hoặc là gởi tờ rơi vào trong kiện hàng cho khách hàng, thậm chí nếu được thì có thể thuyết phục khách hàng thành cộng tác viên bán hàng kiếm lợi nhuận cho bên mình.
6. Là người nắm giữ những thương hiệu thuộc top đầu ngành hàng trên trang thương mại điện tử Lazada, với kinh nghiệm “thực chiến” cho thương hiệu của mình. Anh có thể cho biết đâu là những yếu tố thúc đẩy sản phẩm lên top đầu tìm kiếm trên sàn TMĐT? Làm cách nào để có thể gia tăng lượng người theo dõi, yêu thích, tín nhiệm từ người tiêu dùng trên mall?
– Thường thì mọi ngừoi hay nói có nhiều thủ thuật nhiều tool để có thể đẩy sản phẩm lên top tuy nhiên với kình nghiệm của mình nó đều hoạt động không tốt và không giúp đở được nhiều.
– Thường thì sản phẩm ontop nó chỉ phụ thuộc vào yếu tố nó tiềm năng hơn sản phẩm khác mình ví dụ, bạn sẽ không thể đưa đứa họ sinh tệ nhất lớp đi thi giải học sinh giởi được, nên sàn cũng vậy họ luôn cho hiển thị các sản phẩm tiềm năng với khách hàng lên trước, sự tiềm năng giải thích bằng việc 2 sản phẩm hiện lên thì khách hnagf sẽ chọn sản phẩm đó để mua.
– Từ đó thì chúng ta bắt đầu vào việc đáp ứng cho yêu cầu này, mình cần phân tích sản phẩm này cần bán bao nhiêu trong tháng và trong ngày thì là tiềm năng với thuật toán từ đó làm marketing và dẫn khách hàng về đáp ứng cho việc bán hàng này tầm 7 ngày thfi sản phẩm chứng minh được và nó lên top.
– Bên cạnh đó nếu làm tốt thì nó còn giúp thuật toạn nhạn diện được tấp khách hàng của mình là ai và hiễn thị đến đúng mục tiêu giúp chúng ta bán được nhiều hơn nữa.
– Quá trình chúng ta bán tốt kèm theo việc thông điệp thương hiệu chúng ta tốt, chăm sóc khách hàng dễ thương thì khách sẽ follow gian hàng và giới thiệu thêm bạn bè follow gian hàng mình, bên cạnh đó để tốt hơn mình có thể toạ voucher ưu đãi đặt biệt cho ngừoi mới follow gian hàng mình lần đầu và mua đơn đầu tiên sẽ giúp tăng follow nhanh hơn.
7. Môi trường marketing TMĐT sẽ không cho phép người tham gia trì trệ hay “cũ kỹ”. Áp lực thay đổi đã thúc đẩy những seller luôn sáng tạo, năng động và nhanh nhạy để hướng đến những khách hàng mới. Giữa bối cảnh kỹ thuật từng ngày, doanh nghiệp cần làm gì để nắm vững chiến thuật bán hàng, tạo cơ hội bức phá doanh thu, nhất là vào những tháng gần cuối năm?
– Mình nghĩ việc đầu tiên là chungs ta xác định mục tiêu bán hàng của chúng ta là gì? Từ đó linh động để phát triển bán hàng ở đây mình khẳng định kinh doanh trên TMĐT đồi hỏi sự linh động cao, nếu chúng ta chịu linh động để phát triển bán hàng thì khả năng thành công rất cao.
– Với kinh nghiệm của mình kinh doanh trên sàn như bàn ăn có sẵn các công cụ thúc đẩy bán hàng đã được set up sẵn, mọi người hãy làm 1 kế hoạch bán hàng như bình thường sau đó ứng dụng các công cụ này vào là chúng ta có bữa ăn công nghệ, đùng vì nghe chữ thương mại điện tử mà nó làm chúng ta thấy khó từ đó cản trở mình phát triển.